Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Đại lí Leica Việt Nam sẽ chỉ chuyên về thiết bị đo đạc & dụng cụ cầm tay được nhập khẩu tại Thụy Sĩ và phân phối với mức giá tốt nhất như 60m Máy đo khoảng cách Leica A2,... được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng và chất lượng bền bỉ đến không ngờ. Hãy đến với chúng tôi để cảm nhận Hàng chính hãng | Giá cực chất | Giao hàng sớm nhất | Hỗ trợ nhiệt tình!







Thực tế cho thấy, những người thành đạt chỉ có 25% là do trình độ chuyên môn, bằng cấp, hay chứng chỉ, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm mà họ được trang bị. Mặc dù vậy, các trường Đại học ở nước ta vẫn chưa được đưa bộ môn đào tạo kỹ năng mềm trở thành môn học chính khóa, vì thế thuật ngữ này vẫn còn xa lạ đối với nhiều sinh viên Việt Nam.


Kỹ năng mềm của sinh viên: thiếu và yếu
Những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành khá thành công chương trình cải cách giáo dục Phổ thông cơ sở. Công tác này nhận được nhiều kết quả tốt, cách dạy và học của giáo viên, học sinh phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên, tại các trường Đại học, Cao đẳng, việc cải cách chưa thể hiện được hiệu quả rõ nét. Chương trình học không có nhiều thay đổi. Sinh viên vẫn học những môn mang nặng tính lý thuyết. Đặc biệt, sinh viên Việt Nam rất thiếu kiến thức về kỹ năng mềm.

Có những sinh viên học rất tốt các môn trong trường đại học nhưng khi làm việc lại gặp rất nhiều khó khăn. Trong hàng trăm sinh viên chỉ có số ít người đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Điều đó đặt ra câu hỏi cho chất lượng giáo dục trong các trường Đại học hiện nay.

Trong chương trình “Đào tạo kỹ năng mềm cho cán bộ Đoàn và học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội” diễn ra vào tháng 1/2010, ông Nguyễn Hồng Dân, chủ tịch Hội liên hiệp thanh niên thành phố nhận xét: ““Hiện nay, học sinh sinh viên, thậm chí đội ngũ cán bộ Đoàn nói chung vẫn còn thiếu về các kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng mềm. Điều này thể hiện rõ trong ứng xử hay khi các cán bộ thuyết trình trước đám đông… dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao”.

Kỹ năng mềm là khái niệm để chỉ khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, vượt qua khủng hoảng, khả năng lãnh đạo, sáng tạo, đổi mới v.v… Đó là những bí quyết quyết định thành công bên cạnh kiến thức chuyên môn. Đây là một kỹ năng đóng vai trò quan trọng khi sinh viên ra trường, chính thức công tác tại các cơ quan. Thế nhưng việc đưa môn học này vào giảng dạy vẫn chưa được nhiều trường Đại học quan tâm.

Cần thiết đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên


Trong khi việc đào tạo kỹ năng mềm tại các trường Đại học trên thế giới rất được chú trọng, thì quá trình giảng dạy môn học này ở nước ta vẫn chưa thực sự được tiến hành. Có chăng cũng chỉ là trong một buổi ngoại khóa, nhà trường mời diễn giả tới phổ biến sơ lược kiến thức cho sinh viên. Những buổi học như vậy chỉ đáp ứng được nhu cầu rất nhỏ của sinh viên, trong khi những nội dung của môn học này còn rất mới mẻ với các bạn.
Những sinh viên du học nước ngoài khi về nướccó khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm nổi bật hơn nhiều so với các bạn được đàotạo trong nước. Điều đó cho thấy, khi được thay đổi phương pháp giáo dục thì sinh viên Việt Nam có thể phát triển tốt hơn các thể mạnh về tư duy, sáng tạo và sự năng động của mình.

Thiết nghĩ, tiến hành đưa kỹ năng mềm vào giảng dạy cho sinh viên là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên để việc đào tạo thực sự có hiệu quả, cần phải tiến hành từng bước, đồng loạt, đặc biết là đào tạo chất lượng diễn giả. Đó thực sự là vấn đề nên lưu tâm trong lúc này.


"Thay vì tranh luận những vấn đề của giáo dục Việt Nam thì chúng ta hãy tuân theo các tiêu chuẩn của thị trường quốc tế, lúc đó mới có điều kiện quốc tế hóa và cơ hội giáo dục được mở rộng"

….Ở Singapore và Malaysia, lãnh đạo đều khao khát biến đất nước thành trung tâm của thế giới cả về kinh tế và giáo dục. Vì vậy họ xây nhiều cơ sở ở nước ngoài và mời các trường đến nước mình đầu tư. Vương quốc Anh thì bán thương hiệu quốc gia về giáo dục, coi đó là ngành kinh tế xanh mang lại của cải cho đất nước. Trung Quốc và Philippines lại làm giáo dục rất khác biệt và năng động, thu hút nhiều sinh viên nước ngoài tới theo học. - TS Đàm Quang Minh (35 tuổi) Hiệu trưởng ĐH FPT


Còn Việt Nam chưa chú trọng tới chất lượng giáo dục đại học, các trường đa số không xây dựng được thương hiệu, chỉ chú trọng tuyển sinh cho thật nhiều, do đó chất lượng đào tạo kém. Minh chứng dễ nhìn thấy là tỷ lệ thất nghiệp phần lớn rơi vào người mới ra trường (khoảng 27%). Vì vậy, lúc này các trường vẫn dạy sinh viên kiến thức là sai lầm, mà cái quan trọng nhất cần dạy đó là kỹ năng.


- Kỹ năng đó là gì?


- Kỹ năng của thế kỷ 21 là kỹ năng tư duy (phản biện, giải quyết vấn đề…); kỹ năng làm việc (giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm…); kỹ năng công cụ (internet, communication); kỹ năng toàn cầu hóa (ý thức công dân, trách nhiệm xã hội, đa văn hóa).

- ĐH FPT từng cam kết giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi ra trường, hiện nay cam kết này được thực hiện như thế nào?

- Khi mới thành lập chúng tôi sắp xếp việc làm cho toàn bộ sinh viên sau khi ra trường, vào những vị trí phù hợp của tập đoàn. Tuy nhiên, những năm gần đây, sinh viên đã năng động hơn rất nhiều. Các em có thể tự xin được những công việc rất tốt mà không cần hỗ trợ của nhà trường. Mới đây, một sinh viên cũ mới ra trường 2 năm đã trở thành triệu phú đôla. Nói như vậy để thấy rằng chúng tôi luôn xác định tư tưởng cho sinh viên là "một năm đi làm bằng bốn năm đi học". Vì vậy, trường luôn tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận với yêu cầu thực tế, biết được mình phải học những gì để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Vào mùa sinh viên ra trường, các đơn vị tuyển dụng nhận được hàng nghìn hồ sơ xin việc. Thế nhưng, điều đó không hứa hẹn một nguồn cung nhân lực đạt yêu cầu trong tình trạng sinh viên (SV) thiếu hụt kỹ năng mềm như hiện nay.

Điểm cao nhưng kỹ năng kém

Theo một khảo sát được thực hiện từ hàng trăm doanh nghiệp tổ chức gần đây, có đến 94% trường hợp SV mới ra trường cần được đào tạo bổ sung để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Các nội dung cần đào tạo có tới 61% là về kỹ năng mềm cơ bản. Các nhà sử dụng lao động than phiền, có nhiều SV học giỏi, có bằng cấp tốt nhưng có khi không qua được vòng phỏng vấn vì kỹ năng giao tiếp yếu, thậm chí còn nói ngọng. Nhiều SV cũng thừa nhận mặc dù rất tự tin và thường đạt điểm cao khi làm việc độc lập, nhưng khi làm việc nhóm thì không hiệu quả do họ gặp khó khăn khi hợp tác với cộng sự, không biết cách bàn bạc để đưa ra các quyết định quan trọng.

Ông Nguyễn Việt Hùng, phụ trách công tác SV nội trú, ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: Việc thiếu kỹ năng mềm, trong cả cuộc sống và công việc, xuất phát từ định hướng ban đầu của SV trong việc chọn ngành nghề. Các em chủ yếu chọn nghề còn nặng về cảm tính thay vì dựa trên khả năng và niềm đam mê. Có em chọn ngành học nào đó là vì gia đình có người làm trong ngành, với hy vọng dễ xin việc làm. Những điều này dẫn tới sự thiếu nỗ lực trong học tập, kết quả học tập không cao. Các em này, dù có bằng cấp vẫn khó có thể tự tin và hăng say để đảm nhận công việc một cách hiệu quả trong thực tế.

Ông Rick Howarth, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Intel Products Việt Nam, sau nhiều năm làm việc tại Việt Nam, đã đưa ra nhận xét: Chúng tôi nhận thấy là các bạn Việt Nam thường khá khép kín trong công việc, còn e ngại việc trình bày ý tưởng cá nhân. Các bạn cần có thêm sự chuẩn bị để có thể làm việc thoải mái trong môi trường đa văn hóa, với mọi người từ các quốc gia khác nhau.

Khó đưa vào chính khóa


Nhiều ý kiến của các nhà sử dụng lao động cho rằng trách nhiệm đào tạo kỹ năng mềm trước tiên là của nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay SV chủ yếu tích lũy kỹ năng mềm ở các chương trình ngoại khóa và hoạt động tình nguyện. Mặc dù các trường đều có chuẩn đầu ra về kỹ năng mềm nhưng việc đưa nội dung đó vào chương trình chính khóa là rất khó khăn hoặc thiếu hiệu quả vì thời lượng quá ít.

Tuy nhiên, việc theo học các khóa kỹ năng mềm không phải là điều dễ dàng đối với SV. Bên cạnh thời gian, học phí là một trở ngại không nhỏ. Mặc dù có trung tâm cho biết học viên đã được tài trợ phần lớn học phí (lên tới vài triệu đồng/khóa học 3 ngày), song chi phí cho tài liệu, hội trường, giấy chứng nhận... cũng hơn 500.000 đồng.

Bên cạnh đó, theo ông Phan Thế Đức, Giám đốc Trung tâm Đào tạo kỹ năng mềm Định vị Sinh viên: Nhiều người đi học kỹ năng mềm vì theo trào lưu hoặc để có giấy chứng nhận mà không có nhận thức rõ ràng về mục tiêu và mục đích của việc rèn luyện kỹ năng. Điều này cũng khiến việc học kỹ năng trở nên không hiệu quả.

ĐH Quốc gia Hà Nội là một trong các đơn vị đầu tiên triển khai tín chỉ bắt buộc về kỹ năng mềm với toàn bộ SV hệ chuẩn. Theo ông Phạm Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ SV ĐH Quốc gia Hà Nội: Nhà trường đã xây dựng chương trình 19 loại kỹ năng mềm được nhiều nhà tuyển dụng cho là cần thiết nhất. Các SV buộc phải lựa chọn 5 kỹ năng tùy nhu cầu bản thân để tích lũy đủ 3 tín chỉ. Việc có chứng chỉ đào tạo kỹ năng mềm là điều kiện bắt buộc để SV được cấp bằng tốt nghiệp. Theo ông Phạm Trung Kiên, những kỹ năng được SV lựa chọn để học nhiều nhất là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc theo nhóm...

Theo các nhà tổ chức, hiện việc đưa kỹ năng mềm vào đào tạo đại trà cho SV còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất của các trường còn hạn chế và học phí cao. ĐH Quốc gia Hà Nội hiện đang triển khai đào tạo online 100%. Hình thức này, theo ông Nguyễn Việt Hùng, phụ trách SV nội trú ĐH Quốc gia Hà Nội, có chi phí thấp, phù hợp với SV, các em lại có thể học theo nhóm để tiết kiệm học phí mà vẫn lấy được đủ chứng chỉ của nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, việc học online cũng hạn chế phần nào hiệu quả khi tính tương tác chưa cao.

Máy đo khoảng cách Leica có mức giá tốt nhất thị trường: http://www.leica.net.vn/san-pham/60m-may-do-khoang-cach-leica-a2/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Popular Posts

Blog Archive